Hậu sản Nhân giống ngựa

Chăm sóc

Bài chi tiết: Nuôi ngựa
Ngựa mẹ và ngựa con

Cho ngựa mẹ ăn từ 1-1,5 kg/ngày (nguồn thức ăn tinh là ngô, cám, thóc…) lượng thức ăn thô cần bằng 12-15% khối lượng cơ thể, ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể thu nhặt được 35-40% nhu cầu thức ăn thô còn lại phải được bổ sung cho đủ và cho ăn làm nhiều bữa, ngựa chửa cần được ăn thêm bữa buổi tối.Chăm sóc: Ngựa chửa nên nhốt mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích 4,5-5m2 cho 1 ngựa, nền chuồng lát gỗ hoặc lát gạch, được dọn phân sạch sẽ. Tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa trong những ngày trời giá, lạnh. Chuồng ngựa cần được che chắn rét trong mùa đông. Ngựa nuôi sinh sản kiêm làm việc cần được nghỉ làm việc trước 20 ngày đẻ và sau đẻ 1 tháng. Trong thời gian chửa, lượng hàng thồ < 30% khối lượng cơ thể.

Ngựa con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên ngựa con phải có toang chắn trong ô chơi ít nhất 10 ngày, thời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc tại chuồng và sân chơi, đặc biệt chu kỳ động dục sau đẻ của ngựa mẹ phải khống chế ngựa con khi phối giống cho ngựa mẹ. Ngựa con lúc 35 ngày tuổi đã liếm thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Ngựa con cần được bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa 40 ngày tuổi, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Thức ăn thô được cắt ngắn 5–7 cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Máng ăn cho ngựa con được làm bằng gỗ hoặc máng xi măng, đạt độ cao 0,4-0,5 m để ngựa con dễ ăn. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa[9].

Khai sinh

Một cuốn sách phả hệ ngựa ở Mỹ

Việc đăng ký khai sinh cho ngựa là rất quan trọng trong công tác quản lý giống. Việc khai sinh có ý nghĩa trong công tác chọn giống thông qua việc xác định phả hệ của một cá thể ngựa. Nhiều nước từ lâu đã thành lập các cơ quan hay hiệp hội đăng ký giống và nhận đăng ký khai sinh cho ngựa. Là ngựa chiến thì bắt buộc phải làm giấy khai sinh, cung cấp thông tin đầy đủ về chiều cao, cân nặng, chủng, loài, tên họ và chủ nhân. Ngựa đua cũng được đăng ký làm giấy khai sinh, đầy đủ thông tin chi tiết như tên, năm sinh, giới tính, màu lông, đặc điểm nhận dạng, tên ngựa cha mẹ, tên chủ nuôi. Sau đó sẽ cập nhật vào sổ phả hệ để theo dõi xuyên suốt

Giấy khai sinh đối với một chú ngựa đua rất quan trọng, vì nếu không có nó, chú ngựa sẽ không được phép tham sự các cuộc đua, chẳng hạn như ở trường đua Phú Thọ trước đây. Tên ngựa đua khi ra trường đua cũng không được trùng nhau. Nếu trùng, sẽ phải làm lại giấy khai sinh khá phiền phức. Hầu hết chủ ngựa khi đặt tên ngựa sẽ dựa vào sở thích, hay gửi gắm vào đó một thông điệp, khát vọng. Có những chủ ngựa thích đặt theo tên người nổi tiếng trong bóng đá, diễn viên, ca sĩ, phim kiếm hiệp như Lục Tiểu Phục, Mai Trinh, Êlizabet. Những cái tên rất đẹp, sang trọng đặt cho ngựa, Đặt tên cho nó dựa vào ngoại hình, khả năng đua của nó và dựa vào tình cảm của người chủ dành cho nó[1].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân giống ngựa http://www.baohagiang.vn/kinh-te/201501/quan-ba-ca... http://infonet.vn/lang-ngua-dua-phu-tho-chat-vat-g... http://www.nguoiduatin.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-kh... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nam-giap-ngo-ve-tha... http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?Artic... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-ngua-hoang-da... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... http://news.zing.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-khong-va... http://news.zing.vn/vua-ngua-o-xu-tay-ninh-post394...